Theo bà Dương Dung – CBRE cho biết, phân khúc cao cấp vào cuối năm 2018 đã tăng 17% trong khi các phân khúc còn lại không thay đổi. Và tất nhiên, chuyện xấu cũng đã đến khi mà phân khúc căn hộ cao cấp trong năm 2018 chỉ có 23% lượng giao dịch trên thị trường được người dân địa phương mua. Nó ít hơn nhiều so với thị trường Trung Quốc và có vẻ giống với thị trường của Hàn Quốc hơn về lượng giao dịch của người dân địa phương với phân khúc cao cấp.
![]() |
Tỷ lệ người trong nước sở hữu bds cao cấp tại các quốc gia (Nguồn: .Bloomberg) |
Lướt sóng bất động sản
Kể từ năm 2009 đến nay, giá bất động sản Thượng Hải đã tăng 270% và đó là căn cứ để người Trung Quốc để ý đến bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên có một cạm bẫy đối với Trung Quốc là tình hình Việt Nam không hoàn toàn giống với Trung Quốc đại lục 10 năm trước.![]() |
Thống kê giá bds cao cấp tại Thượng Hải từ năm 2010 (nguồn: Bloomberg) |
Về vấn đề nợ công của 2 khu vực là như nhau đang ở mức 61% GDP và tiến về mức giới hạn của Quốc Hội là 65%. Khác với Hà Nội là giới hạn chi tiêu thì Bắc Kinh lại kích thích đầu tư hạ tầng: đường bộ, metro, đường sắt để biến các thành phố trung ương có hệ thống giao thông hiệu quả. Và ngay cả khi Việt Nam nâng trần nợ công thì cũng rất ít hiệu quả khi mà thương mại toàn cầu đang giảm khiến thặng dư tài sản quốc gia chỉ ở mức 2.7%. Một điều khác biệt nữa là Trung Quốc có mức thặng dư hơn 10% trong thập kỷ trước. Vào thời điểm đó, Thượng Hải như một công trường lớn còn thành phố Hồ Chí Minh hiện tại quá yên tĩnh.
Nếu quay trở lại những năm 2006 khi mà giá các căn hộ ven sông khu Pudong có mức giá khoảng 1.800$/m2 thì Tp.HCM ở hiện tại lại có mức giá cao hơn nhưng lại không có cùng tiện ích giao thông như Thượng Hải.
Theo đánh giá thì thị trường bất động sản tp.hcm đang có mức tăng giá quá nóng vì 80% lượng giao dịch bất động sản cao cấp trong năm 2018 là để đầu tư. Vậy thì trong những năm tiếp theo sẽ như thế nào?!
Nguồn: https://www.bloomberg.com/opinion/articles/2019-04-08/chinese-investors-are-buying-up-vietnam-s-luxury-real-sector